
NỬA VÀNH TRĂNG KHUYẾT
NỬA VÀNH TRĂNG KHUYẾT BA SAO GIỮA TRỜI
Tôi về quê sửa nhà thờ đúng dịp mùa hè. Đêm trải chiếu nằm ở thềm, trời oi bức vẫn không sao ngủ được. Ba chiếc quạt xối xả để xua đàn muỗi đang vo ve rình rập. Cây cau trước nhà đứng lặng phắc, in bóng lên nền trời đêm đen thẫm. Chỉ mong một ngọn gió trời, nhưng vẫn không có. Không khí oi nồng, đặc quánh như trong lò bát quái… Quay trở mãi, rồi tôi cũng thiếp đi. Chợt tỉnh giấc vì tiếng gà gáy…Vầng trăng hạ tuần chênh chếch ở phía hồi nhà. Có nằm tiếp cũng không sao ngủ được, tôi xỏ giầy làm một cuốc đi bộ, theo thói quen mỗi buổi sáng. Tiếng chuông nhà thờ làng Mỹ Điện đổ từng hồi vang ngân lảnh lót…hoà cùng tiếng nói lao xao của các con chiên đến nhà thờ hành lễ. Tôi lặng lẽ đi qua từng tốp người…lên đê làng Mỹ Quang, rồi đi về làng Hà Mát. Gió thổi từ sông Lạch Trường lên mát làm sao. Ta qúa nhỏ bé trước không gian vô tận của vũ trụ vô cùng. Vành trăng khuyết cuối tháng toả sáng lung linh, giữa màn trời đêm tím ngắt. Những vì sao nhấp nháy làm ta như nghe thấy tiếng nói từ ngàn xưa vọng về… Tôi như lạc vào không gian cổ tích của nghìn lẻ một đêm. Như kẻ mộng du, tôi cứ đi và đi… đến bụi tre đầu làng Hà Mát, tôi sửng sốt giật mình thấy một cảnh kỳ lạ hiện ra trước mắt: Một vành trăng khuyết với ba ngôi sao giữa trời.

Lại nhớ hai câu thơ chữ Hán của Nguyễn Du viết trong bài “Độc Tiểu Thanh ký” 不知三百餘年後 天下何人泣素如 Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc Tố Như ?) Đâu phải đợi đến ba trăm năm sau, người đời mới hiểu và khóc Tố Như ! Chỉ mới 200 năm thôi; năm 1965 Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới của UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm, năm sinh của ông (1766 - 1966). Xót xa cho số phận nàng Kiều phải 15 năm lưu lạc. Lại cảm thương cho một tài năng lớn ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU ra đi ở tuổi 54, vì trận đại dịch tả năm 1820, thời vua Minh Mạng
Nguyễn Quý Phong