NGHỀ ĐÓNG CỐI XAY LÀNG DUY TINH

NGHỀ ĐÓNG CỐI XAY  LÀNG DUY TINH

                    
Cụ Tăng là một trong những người thợ đóng cối xay lúa, có tay nghề cao của làng Duy Tinh. Năm nay cụ 89 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh và tinh tường lắm. Cụ cho biết làng ta trước đây có nhiều người làm nghề thủ công: Thợ Rèn, thợ Mộc, thợ Ngõa, thợ Bạc…Mỗi loại ít là vài người, đông là gần chục toán, mỗi toán vài người. Riêng thợ đóng cối xay khá đông. Cụ kể tên những người đóng cối xay có tay nghề cao như: Ông Cúc Cót, anh em ông Hiệp, ông Hà Ấu, Ông Đoái, ông Mậy, Ông Tuất, Ông Quỳ, ông Thu Đồng, ông Hy, ông Liệu, ông Lở, ông Bạo, ông Phương Cán…
Nghề đóng cối xay quanh năm không hết việc. Cuối tháng Giêng là quảy đồ nghề lên đường. Đi khắp nơi trong tỉnh, từ Hồi Xuân, La Hán, Quan Hóa, Bá Thước…đến các huyện đồng bằng: Hoằng Hóa, Nga Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương… đều có thợ đóng cối xay làng Duy Tinh. Ngoài mấy cái đục, cái cưa, cái vồ ra… còn lại nhiều và nặng nhất là gỗ để làm dăm và ngõng xay. Phải là loại gỗ tốt và cứng như: gỗ dẻ, gỗ en, gỗ táu…
Cứ hai ngày đóng xong một cối xay, chủ nhà nuôi cơm và trả công tương đương 20 kg lúa cho một cối xay. Ngắn là 2 tháng, dài là 3 tháng lại về nhà. Nghỉ dăm hôm lại đi… Nhờ có nghề đóng cối xay, cụ mới có tiền làm nhà, nuôi con ăn học.
Năm 1953 tỉnh huy động gần chục người sang Lào 6 tháng, vừa đóng cối xay, vừa hướng dẫn học nghề cho bạn.
Bây giờ nghề đóng cối xay không còn nữa, vì đã có máy xay xát lúa rồi. Cả làng không nhà ai còn cối xay. Muốn xem cối xay vào bảo tàng dân tộc.
                      
Những năm 50 của thế kỷ trước, nhà tôi làm hàng xáo. Sáng mai mẹ tôi đi các làng mua lúa. Trưa về tôi giúp mẹ xay hai thúng lúa khoảng 40 kg. Mẹ tôi sàng lúa thành gạo lật để tôi giã. Phải lấy sức nhún chày lên cao, khi nó rơi xuống sẽ mạnh hơn. Mỗi lần nhún lại đếm một cái, thường đếm 2 ngàn cái mới được một cối gạo. Trưa mùa hè nóng nực, một tay tựa vào vách, một tay cầm cái quạt mo phành phạch, miệng thì đếm. Chao ơi! mệt bã người ra. Nhưng phải cố giã cho mẹ dần gạo, kịp bán gạo chợ hôm buổi chiều. Gạo có đấy, nhưng chúng tôi nào có được ăn, chỉ được ăn mẳn (tấm) là thứ gạo vỡ nhỏ. Gạo mẳn nấu cơm rất khó, rất dễ bị nhão như bánh đúc. Tuy vậy ăn vẫn thấy ngon lắm, vì phần lớn nhà tôi chỉ ăn khoai và ngô nâm (bung).
                                                                          Nguyễn Quý Phong
                        

Xem thêm

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

* Nguyên văn chữ Hán : 重修鳳凰市橋碑 重修鳳凰橋施本府市牛市為三寶碑銘 常謂水上爲梁所以度行人之來往日中爲市所以通天下之貨財惟此鳳凰橋本府市介在永福淳祐之間土高爽塏地廣坦平行客之所往来貨財之所貿易真湯沐邑中大去大来大都會處也迩因星霜屡阕風景頓殊時人不能無燕麥鬼葵之感。 恭惟 世宗毅皇帝老皇皇太后以天下母爲佛中聖心福地目慈天發無量之心種將来之福當時達官及諸善信人咸願爲之助費閨錢腰帯怡然壹舍荆木昆瓦駢然四来廼於。 弘定拾五年柒月拾弍日旦伐蠲恊穀徠起鳩工離娄之明以督其绳公輸之巧以削其墨經之营之不浹旬而未雨之龍止齎之虹已橫跨於波上矣水由地中行人從橋上達原本府市玆施三寳致天下之人聚天下之貨商賈之居行共便貨財之貿易皆通举欣欣然誾誾然於帝日帝天之下咸熙熙焉皡皡焉於王途王路之中會其有極歸于有極普荷吾。 帝王萬萬年建極錫福之功大矣是則斯橋之作斯市之施其及人之功之德顧可量耶以此河沙慶善于祿百福于其身于其子孫穆穆皇皇绵绵延延祚胤处处基圖鞏固其億萬年無彊之休乎。 銘曰: 帝鄉福地,鳳凰橋名,規摸雄麗,制度恢宏,雲飛畫棟,雨捲惟亮,棟扶圖祚,磐奠瑤京,義取噬嗑,市会日中

By Quý Phong