Quá trình dịch văn bia Trùng tu phượng hoàng thị kiều bi

Quá trình dịch văn bia  Trùng tu phượng hoàng thị kiều bi

Nguyễn Văn Mậu - Giáo viên nghỉ hưu

Tôi nghỉ hưu tại quê nhà - Làng Duy Tinh - một vùng quê vốn có bề dày Lịch sử. Tìm hiểu quê hương, tôi mới biết từ xưa các bậc tiền nhân rất tự hào về mảnh đất và con người làng Duy Tinh:

Duy Tinh giáp bộ, giáp phường

Giáp cầu, giáp chợ, giáp đường giao thông

Vui thay trên bến dưới sông

Thuyền bè tấp nập theo dòng về đây!

Lại có câu:

Duy Tinh là đất bà Hoàng

Trẻ thơ ba tuổi cầm vàng trong tay.

Sau khi trùng tu cầu và chợ, bà Hoàng có di ngôn lại cho làng:

Bao giờ tu chợ sửa cầu

Lấy đó mà sửa chớ cầu lụy ai!

Đó là những câu hát chầu văn mỗi dịp tế lễ giỗ bà Hoàng vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm! Để ghi nhớ công tích bà Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Minh Thụy thời hậu Lê đã có công xây cầu Phượng Hoàng và chợ Tam Bảo (gọi là chợ Phủ) năm 1615. Công lao của bà được ghi lại trong văn bia “Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi”. Bà lại còn dạy cho dân làng nghề làm vàng mã, một nghề thủ công đảm bảo nguồn sống chính cho dân làng Duy Tinh hơn 400 năm; mãi đến những năm 60 của thế kỷ trước thực hiện bài trừ mê tín, nghề này mới bỏ.

Tấm bia “Trùng tu phượng hoàng thị kiều bi” trên lưng rùa, trước năm 1960 bia vẫn còn ở ngã tư chợ. Tại đây huyện cho xây dựng cửa hàng bách hoá, nên bia bị hạ làm bàn giặt.

Năm 1990 làng Duy Tinh yêu cầu huyện trả bia và đem về đặt tại chùa. Năm 1995 Đảng Ủy xã Văn Lộc chỉ thị cho Ban viết Lịch sử truyền thống của xã dịch Văn bia này. Nhiều ngày tìm cách để ghi lại chữ trên bia, như áp giấy mặt bia để xoa chì, lăn sơn rồi áp giấy, thậm chí có người bảo lấy nhựa chuối xát rồi gián giấy… nhưng vẫn không sao thấy được các chữ trên bia, vì suốt một thời gian dài, cửa hàng Bách Hoá Hậu Lộc hạ bia bên cạnh giếng làm bàn giặt! nên chữ mờ hết cả.

Tưởng rằng đành chịu bó tay… nhưng quá mừng, cụ Trần Văn Bường đưa tới bản chép tay Văn Bia của cụ Trần Lợi Hân (dân làng gọi là cụ Bạ Thoà, vì trước năm 1945 cụ giữ chức Hương Bạ của làng). Bà Vòng con gái cụ Bạ Thoà cho biết lúc ốm nặng khó qua khỏi, cụ đã đưa cho cụ Tuất Giang bản văn bia cụ chép tay từ những năm 60. Khi cụ Tuất Giang ốm, cụ lại đưa cho cụ Bường giữ và dặn: Ông giữ gìn cẩn thận bản văn bia này cho làng, để con cháu sau này biết công lao to lớn của bà Hoàng Hậu đã xây cầu, dựng chợ cho làng Duy Tinh.

Hai cụ Lê Văn Quýnh và Trần Văn Bường sao chép trọn vẹn văn bia. Tôi lên thị xã Thanh Hoá nhờ cụ Lê Văn Uông thầy giáo quê ở Phùng Cầu - Thiệu Hóa nghỉ hưu tại thị xã Thanh Hóa phiên âm và dịch văn bia này.

Bản phiên âm và dịch được chuyển về làng Duy Tinh 4 lần. Mỗi lần đọc và suy nghĩ đề đạt ý kiến có các cụ Lê Văn Quýnh, Trần Văn Bường, ông Trần Lợi Tăng bí thư Đảng ủy xã Văn Lộc. Tôi chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ ý kiến của các cụ phản ảnh lại để cụ Uông tham khảo. Đến 3/10/1995 (10/8 dư Ất Hợi) cụ Uông dịch xong trọn vẹn. Khi bàn giao bản dịch, cụ Uông đã ký xác nhận trách nhiệm về bản dịch.

Hiện nay bia đặt tại chùa Sùng Nghiên Diên Thánh - Làng Duy Tinh xã Văn Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Số chữ Hán khắc ở bia có 1655 chữ ở cả hai mặt.

Xin trân trọng cụ Trần Lợi Hân và các cụ trong làng Duy Tinh đã ý thức được giữ gìn bảo quản bản văn bia chép tay; giúp chúng ta hiểu được sinh hoạt thời xưa của cả một vùng, Duy Tinh Chợ Phủ là một trung tâm chính trị Kinh tế Văn Hóa lâu đời của huyện Hậu Lộc và Phủ Hà Trung.

Chân thành biết ơn cụ Lê Văn Uông, các cụ trong Làng Văn Hóa Duy Tinh đã có công đóng góp vào việc dịch tấm bia.

Làng Duy Tinh còn có tên gọi rất dân dã mà đậm nét lịch sử “Làng Chợ Phủ” hay “Làng Chợ Phủ - Duy Tinh”.

Xưa, Duy Tinh - Chợ Phủ từng là lỵ sở của Châu Ái, trấn Thanh Hoa suốt ba triều đại Lý - Trần - Hồ, rồi là lỵ sở Phủ Hà Trung và Huyện Hậu Lộc đến năm 1984.

Trải dài năm tháng, người dân trong làng có đi đâu, ở đâu vẫn một lòng gìn giữ cái Tâm của mình vốn đã được các bậc tiền nhân đặt tên “Duy Tinh” luôn thuần khiết, tinh túy và trong sáng.

Thời gian trôi qua, tên Duy Tinh Xã rồi Duy Tinh Hương. Sau năm 1945 làng Duy Tinh chia thành 7 xóm là: Anh, Phúc, Lộc, Phú, Hoa, Khang, Ninh lấy chữ Tinh làm đầu gọi là Thất Tinh! Qua nhiều lần thay đổi hiện tại là ba thôn: Tinh Anh, Tinh Phúc và Tinh Hoa.

Duy Tinh là làng Văn Hóa đầu tiên của tỉnh, hiện tại cùng các làng trong xã tập trung vào Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới - nông thôn kiểu mẫu. Đời sống nhân dân được cải thiện, hạ tầng cơ sở ngày càng củng cố, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh… Tất cả như một bức tranh toàn cảnh tươi sắc màu, đàng hoàng to đẹp hơn.

Trước năm 1960, làng có đền Phong Ngãi ở xóm Đền. Đền thờ bà Hoàng - người có công trùng tu cầu và chợ Phủ. Nhưng đền đã bị phá những năm 60 khi xây dựng HTX, các đồ tế khí và bài vị các vua Lê làm củi đun lò mía !

Năm 1995 tôi được Ban viết sử của làng giao nhiệm vụ liên hệ tìm người dịch nội dung Văn bia. Tôi lên thị xã Thanh Hoá diện kiến cụ Lê Văn Uông bậc túc Nho, cụ là cháu ngoại của làng; bà nội của cụ thuộc họ nhà ông Cả Nhuôn. Cụ Uông vui vẻ nhận lời đã dịch Văn bia và một số sắc phong của làng. Qua đó mới biết bài văn bia là: “Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi”, có từ đầu thế kỷ XVII ghi công đức của bà Hoàng Hậu, người có công trùng tu cầu Phượng Hoàng và chợ Tam Bảo của làng.

Nét đẹp truyền thống của làng từ xưa đến nay, tìm hiểu làm sao cho đủ! Nỗi niềm canh cánh bên lòng làm sao cho nội dung tư liệu Văn bia Phượng Hoàng được phát huy tác dụng cho mọi người trong làng biết, tự hào về một vùng đất văn vật!

Một cơ duyên tương ngộ, tôi gặp một người lính đã nghỉ hưu: Nguyễn Quý Phongvốn là người con của làng. Chúng tôi cộng tác cùng làm để cuốn sách sớm được trình làng. Đây là việc nhỏ, góp phần ôn lại một chặng đường xưa mà cha ông ta qua bao đời đã dày công xây dựng vun đắp và gìn giữ đến nay. Mặt khác cũng là việc làm để nhớ ơn bà Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Minh Thụy:

...Đá vàng đá ngãi ai ơi

Vàng ăn cũng hết, ngãi tôi vẫn còn !

Xin được thắp nén tâm hương, tri ân bà Hoàng trong dịp giỗ bà hàng năm vào 12 tháng 2.

Xin tưởng niệm các cụ: Trần Lợi Hân, Trần Lợi Tăng, Lê Văn Quýnh, Trần Văn Bường, Ngô San; đặc biệt tri ân cụ Lê Văn Uông đã cùng tôi trong quá trình tổ chức biên dịch bia Phượng Hoàng!

Duy Tinh ngày lành tháng Chạp năm Nhâm Thìn - 2012

Nguyễn Văn Mậu

Xem thêm

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

* Nguyên văn chữ Hán : 重修鳳凰市橋碑 重修鳳凰橋施本府市牛市為三寶碑銘 常謂水上爲梁所以度行人之來往日中爲市所以通天下之貨財惟此鳳凰橋本府市介在永福淳祐之間土高爽塏地廣坦平行客之所往来貨財之所貿易真湯沐邑中大去大来大都會處也迩因星霜屡阕風景頓殊時人不能無燕麥鬼葵之感。 恭惟 世宗毅皇帝老皇皇太后以天下母爲佛中聖心福地目慈天發無量之心種將来之福當時達官及諸善信人咸願爲之助費閨錢腰帯怡然壹舍荆木昆瓦駢然四来廼於。 弘定拾五年柒月拾弍日旦伐蠲恊穀徠起鳩工離娄之明以督其绳公輸之巧以削其墨經之营之不浹旬而未雨之龍止齎之虹已橫跨於波上矣水由地中行人從橋上達原本府市玆施三寳致天下之人聚天下之貨商賈之居行共便貨財之貿易皆通举欣欣然誾誾然於帝日帝天之下咸熙熙焉皡皡焉於王途王路之中會其有極歸于有極普荷吾。 帝王萬萬年建極錫福之功大矣是則斯橋之作斯市之施其及人之功之德顧可量耶以此河沙慶善于祿百福于其身于其子孫穆穆皇皇绵绵延延祚胤处处基圖鞏固其億萬年無彊之休乎。 銘曰: 帝鄉福地,鳳凰橋名,規摸雄麗,制度恢宏,雲飛畫棟,雨捲惟亮,棟扶圖祚,磐奠瑤京,義取噬嗑,市会日中

By Quý Phong