
Những điều cần biết về hôn nhân và cưới hỏi - Phần Thứ Hai

XEM TUỔI TRONG HÔN NHÂN VÀ CƯỚI HỎI
(Tiếp theo)
Lưu ý: Hai năm cùng một Hành. Nhâm Tuất và Quý Hợi đều hành Thủy Xem Bảng trên, ta thấy mỗi một tuổi, chỉ xung với hai tuổi hàng Chi. Còn lại ba tuổi hàng Chi khác không xung. Hàng Can xung từ hai đến ba tuổi. Ví dụ: Nhâm Tuất & Quý Hợi đều là hành Thủy. Đại hải Thủy (Nước biển lớn). Nhâm Tuất: - Xung hàng Chi là Bính Thìn và Giáp Thìn. - Xung hàng Can là Bính Thân, Bính Dần, và Bính Tuất. Quý Hợi: - Xung hàng Chi là Đinh Tỵ và Ất Tỵ - Xung hàng Can là Đinh Mão, Đinh Dậu và Đinh Hợi IV - XEM TUỔI THEO CUNG MỆNH TÁM QUẺ (BÁT QUÁI) * Theo Dịch lý, mọi thứ trong vũ trụ đều ứng với 8 quẻ (Bát quái ): Càn ( Trời). Đoài ( Đầm, Phá). Ly ( Lửa). Chấn ( Sấm). Tốn ( gió). Khảm ( Nước). Cấn ( Núi). Khôn ( Đất).


Để tính mệnh cung đơn giản và chính xác (ai cũng làm được). Cách làm như sau: - Trước tiên Lập Bảng:
Chương Thứ Hai ********* CHỌN NĂM, THÁNG NGÀY, GIỜ TRONG HÔN NHÂN VÀ CƯỚI HỎI Trong hôn nhân và cưới hỏi việc chọn năm, tháng, ngày, giờ để tiến hành các việc luôn được coi trọng * Chọn năm, tháng cho các Lễ trong cưới hỏi, căn cứ vào xung hợp trong Lịch Can Chi. * Chọn ngày giờ căn cứ vào các sao tốt xấu, chiếu trong ngày, giờ ấy. Trước hết xác định tính chất công việc, thời gian của từng việc và thời gian hoàn thành. Khi đã chọn được năm, tháng, đến khi chọn ngày; phải xem ngày đó có hợp với bản mệnh chủ sự không? A - CÁCH CHỌN NĂM. Các năm phải tránh là: - Tránh năm xung hàng Chi và hàng Can. (Xem Bảng ở đầu Kỳ 2) Ví dụ: năm Tý xung năm Ngọ. Lấy Giáp Tý (Hành Kim) mà xét: Hàng Chi: Giáp Tý (Hành Kim) phải tránh hai năm Mậu Ngọ (Hành Hỏa) và Nhâm Ngọ (Hành Mộc). Là hai năm xung hàng Chi. Hàng Can: Giáp Tý (Hành Kim) phải tránh hai năm Canh Dần (Hành Mộc) và Canh Thân (Hành Mộc). Là hai năm xung hàng Can. - Tránh năm Kim Lâu: Từ xưa không ai cưới vào năm tuổi Kim Lâu. Đã có câu: Một (1), ba (3), sáu (6), tám (8) tuổi Kim Lâu Cưới vợ làm nhà chẳng được đâu. Cách tính tuổi Kim Lâu: Lấy tuổi chủ sự (Tuổi Âm Lịch – Tuổi Mụ), trừ đi bội số của 9, số dư là: 1, 3, 6, 8. Đó là Tuổi Kim Lâu. Ví dụ: Tuổi chủ sự 28. Bội số của 9 trong phạm vi này là 3 × 9 = 27. Lấy 28 –27 dư 1. Vậy 28 là tuổi Kim Lâu. Bảng tính sẵn tuổi Kim Lâu: * 12,15,17,19. * 21, 24, 26, 28. * 30, 33, 35, 37, 39. * 42, 44, 46, 48. * 51, 53, 55, 57. * 60, 62, 64, 66, 69. * 71, 73, 75 … Việc xem tuổi theo năm Hang ốc, Tam tai là không cần thiết. - Tránh năm Tuổi. Tuổi chủ sự cứ sau một Giáp là năm tuổi. Ví dụ: Người sinh năm Giáp Tý, năm tuổi sẽ là: Bính Tý (13), Mậu Tý (25), Canh Tý (37), Nhâm Tý (49). Đối chiếu Ngũ Hành ta thấy: - Bính Tý (Thủy) Tương sinh với Giáp Tý (Kim). - Mậu Tý (Hỏa) Tương khắc với Giáp Tý (Kim). - Canh Tý (Thổ) Tương sinh với Giáp Tý (Kim). - Nhâm Tý (Mộc) Tương khắc với Giáp Tý (Kim). Bốn năm Tuổi của Giáp Tý chỉ có 2 năm Tương khắc cần tránh là Mậu Tý (25 tuổi) và Nhâm Tý (49 tuổi). Suy ra bất cứ tuổi nào cũng phải tránh cưới vào tuổi 25 và tuổi 49. - Tại sao nói: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà?” Trong xã hội Phong kiến, “Nam, Nữ thụ thụ bất thân 男女受授不亲” chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nho giáo. Đàn ông và đàn bà ngày xưa trao nhận cho nhau cái gì, đều không được trao trực tiếp tận tay (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận). Trai gái không được tự do tìm hiểu. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Con gái ra đường, thấy con trai phải lấy khăn hoặc nón che mặt. Bởi vậy, nhà trai muốn chọn vợ cho con mình. Phải tìm bà mối đến hỏi ngày, giờ, tháng, năm sinh của cô gái. Xem tuổi cô gái có hợp với tuổi con trai mình không. Vậy mới có câu: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà”. Như vậy, thực ra vẫn phải xem tuổi của cả hai người. Ngày nay điều này dễ hơn nhiều. Không nên hiểu tuổi đàn bà quan trọng hơn tuổi đàn ông, hoặc chỉ cần xem tuổi đàn bà! - Tại sao nói: “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn?” Nam nữ cùng tuổi, cùng một Can Chi, mệnh niên cùng một hành trong Ngũ Hành. Như vậy là Tương Hòa. - Tại sao nói: “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một? ” Ngày trước khi dựng vợ gả chồng, các cụ có một quy chuẩn: thứ nhất là vợ hơn chồng hai tuổi, thứ nhì mới đến chồng hơn vợ một tuổi. Xét trên ba nội dung sau: + Một là: Ngày trước lao động nông nghiệp là chủ yếu, việc đồng áng cần có người làm. Lấy vợ cho con là để có người lao động và quán xuyến việc nhà. Cảnh vợ hơn tuổi chồng ngày trước khá phổ biến. Thậm chí chồng còn thò lò mũi xanh. Chẳng thế mà ca dao tục ngữ còn lưu lại: Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng Chị em ơi ! Cho tôi mượn cái gầu sòng Để tôi tát nước múc chồng tôi lên. + Hai là: Quy chuẩn trên hoàn toàn không phạm vào xung hàng Chi và hàng Can. Trong 12 Chi có 6 cặp xung nhau, luôn cách nhau 6 số: Tý xung Ngọ; Sửu xung Mùi; Dần xung Thân; Mão xung Dậu; Thìn xung Tuất; Tỵ xung Hợi