NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG THỦY KHI LÀM NHÀ - Phần Thứ Ba

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG THỦY KHI LÀM NHÀ - Phần Thứ Ba

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG THỦY
KHI LÀM NHÀ – Phần Thứ Ba

                                                               Tiếp theo Chương I

III – XEM XÉT HƯỚNG NHÀ TỐT XẤU RA SAO?
Hướng nhà tốt hay xấu, là một vấn đề quan tâm đặc biệt của những người làm nhà. Chúng ta đều biết bốn phương tám hướng không thay đổi.
Hai hướng chính Đông và Nam, cũng như hai hướng góc Đông Nam và Tây Nam bao giờ cũng thuận lợi: được đón gió mát mẻ, ánh sáng dịu, không nóng như các hướng Tây, Tây Bắc và rét buốt phải đón gió hướng Bắc, Đông Bắc.
Môn Phong Thủy ra đời ở Trung quốc cách đây hàng ngàn năm, khi đó điều kiện tự nhiên và con người hoàn toàn khác bây giờ. Cảnh quan còn hoang sơ, môi trường sinh thái rất sạch. Số lượng người còn rất ít. Điều kiện khí hậu Trung quốc lại khác với ta rất nhiều.
Ngay ở Việt Nam, chỉ trong vòng hơn nửa thế kỷ, dân số tăng gấp bốn lần. Từ trên dưới 20 triệu năm 1945, đến nay đã trên 80 triệu người. Người đông thì đất chật, nhất là thành phố. Mọi người đổ dồn về thành phố, làng quê cũng thành phố! Nhà ở ngày càng cao và cao …cao…mãi!
Cho đến 1975 nước ta vẫn cơ bản là một nước thuần nông, nhà máy với quy mô nhỏ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sau 20 năm đổi mới, đất nước có nhiều thay đổi! Kinh tế xã hội hoàn toàn là một bộ mặt mới.
Một hệ quả không tránh khỏi là, môi trường sinh thái ngày càng thay đổi theo hướng bất lợi cho con người. Ngôi nhà của ta dù có được hướng đẹp, nhưng lại ở một vị trí không tốt, phải chịu ô nhiễm nặng về khí hậu, bụi, nước, không khí, tiếng ồn…Ấy là chưa tính đến những cơn mưa, luồng gió nhiễm phóng xạ; hay lở núi, sụt đất, ngập lụt…Liệu ta cứ theo Phong Thủy để làm nhà theo hướng bất lợi ấy?
Sở dĩ có sự ngộ nhận về hướng tốt xấu là vì, có nhiều quan điểm khác nhau và thiếu giải thích rõ ràng. Có ý kiến cho rằng Phong Thủy đã đúc kết hàng ngàn năm, nên luôn đúng. Trong khi thế gian biến cải vũng nên đồi, khí hậu thay đổi khác xưa nhiều lắm.
Phong thuỷ có câu “nhất vị, nhị hướng 一位,二向”, tức là vị trí ở phải được đưa lên hàng đầu, rồi mới đến hướng nhà. Bởi lẽ vị trí ở phải phù hợp với yêu cầu công việc và cách sống của chủ nhà. Người làm kinh doanh, phải ở nơi giao lưu trao đổi hàng hóa. Dù không đẹp hướng, nhưng vẫn có thể “một vốn bốn lời!”. Công chức làm công ăn lương, cần ổn định trong một căn hộ chung cư, để “sáng cắp ô đi tối cắp về!”…
Như vậy, xem xét hướng nhà trước hết phải xem xét vị trí. Dù hướng không đẹp, nhưng phù hợp với mình, không nên bỏ qua. Không nhất thiết “nghe thầy nói hợp hướng Đông Bắc” thì cố tìm bằng được nhà hướng Đông Bắc, mà xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị.
Cần phân tích xem bốn hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không.
Theo bát trạch mệnh cung, mỗi người đều có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu; có thể dễ dàng điều chỉnh để hướng, mệnh, trạch phối hợp với hướng giao tiếp tốt và hướng khí hậu trong lành. Kể cả trường hợp chủ nhà gặp hướng không hợp tuổi, nhưng vợ và các con trong gia đình lại hợp; ngôi nhà vẫn tốt cho đa số, chỉ cần thay đổi hướng theo người đứng chủ. Theo nguyên tắc loại trừ “đa cát thắng thiểu hung 多吉胜少凶” để chọn giải pháp nào đạt nhiều điều tốt hơn là được.
Khi làm nhà hợp mệnh, nhưng lại bất lợi về ánh sáng và chiều gió, vẫn có thể dùng kết cấu, hình khối lồi thụt để bao che, ngăn bớt bức xạ, mở cửa đón gió ở các hướng tốt hơn. Thậm chí nhà phố hướng tây chưa hẳn đã nóng, biết cách khắc phục có thể dùng lam hoặc trồng cây che chắn, xử lý bao lơn cây xanh. Mặt hông dài được hướng nam, mở giếng trời hoặc cửa sổ trên cao thì vẫn lấy gió rất mát.
Tổng hợp các yếu tố về bản thân con người và môi trường, ta có được giải pháp chọn lựa hướng nhà sao cho phù hợp nhất. Bốn loại hướng nêu trên, phải được quan tâm và xử lý cụ thể từ xa đến gần, chứ không nên máy móc chỉ là hướng hợp tuổi.
Người xưa nói: “Dĩ bất biến ứng vạn biến 以不变应万变”. Nôm na là: lấy cái không thay đổi để ứng phó với mọi cái thay đổi. Cái không thay đổi ở đây là vị trí tốt của ngôi nhà, phải biết xử lý thay đổi mọi yếu tố có thể làm được; để vượng khí luôn lưu thông, có đủ ánh sáng và không khí trong lành, mà vẫn giữ được vị trí tốt của ngôi nhà.
Trong một ngôi nhà như vậy, chắc chắn đại gia đình ấy sẽ có cuộc sống an lành, vạn sự như ý!.
Một việc nhiều người còn băn khoăn: Ngôi nhà của ông bà, cha mẹ để lại, hiện ta ở nhưng lại không hợp hướng tuổi của ta. Liệu có phải phá đi làm lại cho hợp hướng tuổi?
Khi ông bà, cha mẹ làm nhà là đã xem hướng tuổi của các cụ rồi. Trải bao năm tháng cả đại gia đình đã sinh sống và phát triển hanh thông. Nay ta ở, là ta thừa hưởng PHÚC của ông bà cha mẹ để lại. Ông bà, cha mẹ như cây cao bóng cả trùm bóng mát, bao bọc ta trong tình thương bao la. Chẳng dại gì mà bỏ LỘC của các cụ đã dành lại cho ta. Chẳng thế mà rất nhiều nhà vẫn giữ nguyên ngôi nhà cổ của các cụ. Con cháu họ vẫn làm ăn tấn tới, nhiều người thành đạt có danh vọng.
Trừ trường hợp do yêu cầu bất khả kháng, buộc ta phải làm nhà mới; đương nhiên lúc này ta phải quan tâm hướng nhà hợp tuổi.
                                                           *
                                                         *   *
Khi xem xét hướng nhà, có một số khái niệm thường đề cập tới như: Minh đường, Tâm nhà, Huyền quan. Xin giời thiệu thêm để tham khảo:
Minh đường:
Minh đường là khoảng trống trước nhà, tạo tầm nhìn thông thoáng. Minh đường tốt – xấu, phụ thuộc vào khoảng trống đó bị ảnh hưởng bởi khách quan. Ví như mặt trước rộng nhưng lại kế cận đường lớn, đường giao cắt hoặc nhà xưởng; giao thông nguy hiểm, khói bụi ô nhiễm, thì không tốt. Muốn xác định được sự tốt xấu cần quan sát hình thế – cảnh vật phụ cận của ngôi nhà.
Minh đường tốt: Từ trong nhà nhìn ra phải thoáng tầm mắt, không bị che chắn, luồng sinh khí chu chuyển tốt.
Minh đường xấu: Trước nhà có địa hình khúc khuỷu, công trình xây cất lộn xộn, xiêu vẹo đâm vào nhà mình (Kiếp Sát), hoặc trống không trơ trọi, sông lớn nước dữ chảy qua thì Tán Phong môi trường ở bị xấu đi nhiều.
Gặp thế Minh đường xấu, khắc phục bằng trồng cây xanh tạo bình phong che chắn, hoặc hồ nước để giảm tác động trực tiếp. Có thể chỉ cần một khoảng sân với thảm cỏ và cây xanh, tường chắn thấp cũng đủ tạo thành một Minh đường tốt.
Nơi đất rộng rãi, cũng nên tạo một Minh đường tốt, là điều cần cho ngôi nhà. Điều này dành cho biệt thự, nhà nghỉ cuối tuần; hoặc ở vùng quê thoáng đãng.
Nơi đất chia lô, để làm nhà ống ở phố, có muốn cũng không có điều kiện! Biết cách khắc phục vẫn có Minh đường. Nếu không bám mặt đường kinh doanh, có thể dành đất làm sân, có cây xanh, thảm cỏ…tường bao che chắn, cũng là một Minh đường tốt; còn là một gara dã chiến cho chỗ để xe!
Tâm nhà:
Tâm nhà hiểu theo nghĩa nôm na là điểm trọng tâm của ngôi nhà. Trong xây dựng truyền thống, khi đất ở còn rộng rãi, phần lớn nhà làm hình chữ nhật. Việc xác định tâm nhà rất đơn giản, tâm nhà là giao điểm của hai đường chéo hình chữ nhật ấy.
Với những ngôi nhà hình thù khó xác định, phải phân thành các góc nhỏ. Mỗi góc là một hình vuông hay hình chữ nhật, phải xác định tâm riêng biệt, sau đó tìm tâm của các tâm đó. Với đất hình đa giác, cần loại bỏ các góc thừa để dễ xác định tâm. Còn với thế đất hình chữ L thì tâm chính là giao điểm 2 đường trung tuyến của 2 cạnh.
Bây giờ đất làm nhà, không phải lúc nào cũng được vuông thành sắc cạnh như ý. Vì muốn tận dụng triệt để diện tích đất để làm nhà, nên có nhiều hình dáng nhà được sáng tạo, đại thể gọi là một đa giác có nhiều cạnh. Vì thế xuất hiện nhiều khái niệm mới: Nhà siêu mỏng, nhà vô định hình!
Có một cách đơn giản theo kinh nghiệm trong xây dựng là: Dựng một hình đồng dạng của căn nhà đó trên bìa cứng, theo một tỷ lệ thích hợp. Cắt bỏ phần thừa của tấm bìa, chỉ để lại phần sơ đồ căn nhà mà thôi. Rồi lấy một vật nhọn (như đầu bút chì, bút bi…) nâng tấm bìa cứng có hình sơ đồ căn nhà lên. Tới lúc nó nằm thăng bằng trên đầu cây bút, điểm đó chính là tâm của căn nhà.
Xác định tâm nhà là việc đầu tiên, nơi đặt La Bàn để tìm cung theo mệnh trạch và xác định hướng cho ngôi nhà. Trên cơ sở đó, vẽ sơ đồ thiết kế xây dựng chính xác theo hướng và vẽ hình phối cảnh, để có cái nhìn tổng quan về ngôi nhà, trước khi xây dựng.
Xác định cửa chính theo hướng đã chọn, nơi đón luồng vượng khí qua huyền quan và chu chuyển vượng khí trong ngôi nhà.
Huyền quan:
Huyền quan là khu vực sau cửa chính, trước khi vào phòng khách. Đây là nơi làm giảm những xung đột từ bên ngoài vào trong nhà và cũng là nơi bảo vệ “sinh khí” bên trong của ngôi nhà. Huyền quan là con đường, là bước đệm mà các luồng khí phải đi qua trước khi vào nhà, vì thế vị trí của nó tốt xấu thế nào, đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới phong thuỷ của căn nhà.
Huyền quan là vị trí xung yếu nhất, khi bước vào trong căn nhà có ấn tượng cảm mến đầu tiên. Hiện nay do đất chật, lại muốn tận dụng tối đa diện tích sử dụng nên chưa chú ý đến huyền quan. Ngay sau cửa chính là phòng khách luôn.
Bây giờ, do nhận thức và đời sống của người dân ngày được nâng cao; khi xây dựng nhà ở, huyền quan đã được chú ý nhiều hơn, vừa đảm bảo lợi về phong thuỷ lại tiết kiệm trong xây dựng.
Huyền quan tốt tạo điều kiện cho khí phong thuỷ tốt vào nhà. “Khí” hay còn gọi là dòng năng luợng của ngôi nhà, khác với không khí và ánh sáng tự nhiên. Nó đuợc hình thành do sự tuơng tác và vận động của các đối tuợng liên quan. Khí trong một ngôi nhà liên quan tới kết cấu của ngôi nhà đó, sự vận động của con nguời đi lại, hoặc là do hình thể của ngôi nhà đem lại.
Huyền quan còn có tác dụng che chắn, làm “duyên” cho phòng khách! Tăng thêm vẻ đẹp của ngôi nhà. Huyền quan cần phải thông thoáng, tạo cảm giác thư giãn cho khách bước vào phòng khách, lại vừa khiến cho khí phong thủy thông thấu dễ dàng vào phòng.
Huyền quan phải luôn gọn gàng sạch sẽ, trang trí khu huyền quan không nên quá cao hoặc quá thấp, không bầy biện quá nhiều đồ vật, không gian lộn xộn, gây cản trở khí phong thủy đưa vào nhà. Cần tạo cảm giác ấm cúng, thân thiện, cảm mến mỗi khi ta vào nhà!
Nhà tụ khí và tán khí:
Phong thủy nhà ở, có hai hình thức tụ khí và tán khí. Đây là sự tương tác vật lý của các dạng vật chất, môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Khí ở đây chính là năng lượng được sinh ra do tương tác giữa con người với đồ vật và môi trường xung quanh. Khí trong nhà bao gồm có khí âm và khí dương. Khí dương được sinh ra do những tương tác giữa con người với đồ vật, như sắp xếp nội thất, luân chuyển trong nhà. Khí âm chính là do cấu trúc thiết kế và môi trường ngôi nhà mà sinh ra.
Ngôi nhà dễ tụ khí thường do các đặc điểm về môi trường xung quanh, tập trung nhiều hay ít năng lượng và còn phụ thuộc vào chính cấu trúc bên trong ngôi nhà có tạo điều kiện để các dòng năng lượng tốt được lưu giữ được không.
Những nhà có con đường ngang qua hoặc hướng thẳng vào, xe cộ qua lại sẽ khiến cho căn nhà nhận rất nhiều năng lượng. Nếu không thiết kế chống ồn, người trong nhà sinh bệnh thần kinh.
Ngoài những trường hợp tụ khí còn có thể kể đến những căn nhà tán khí, hoặc tụ năng lượng xấu lâu dài, không lợi cho người ở, phát sinh những hiệu ứng không tốt. Đó là những ngôi nhà có cấu trúc: các cửa trong nhà đều thẳng ra cửa chính sẽ không tụ được khí. Hay những ngôi nhà ẩm thấp, không khí ngột ngạt cũng không tốt cho các thành viên trong gia đình, vì tụ khí âm quá lâu dài.
Con người sống cần nhiều năng lượng dương, để có thể phát triển được thuận lợi hơn, người là sinh vật ưa sự vận động và sinh sống ở những nơi cao ráo sạch sẽ, chứa nhiều dương khí.
Vì những lẽ đó ngôi nhà tụ nhiều khí dương, năng lượng tốt thì cuộc sống của những người trong căn nhà đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tỉnh táo trong suy nghĩ, hiệu quả công việc của họ cao hơn.
Còn nữa
Nguyễn Quý Phong

Xem thêm

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

* Nguyên văn chữ Hán : 重修鳳凰市橋碑 重修鳳凰橋施本府市牛市為三寶碑銘 常謂水上爲梁所以度行人之來往日中爲市所以通天下之貨財惟此鳳凰橋本府市介在永福淳祐之間土高爽塏地廣坦平行客之所往来貨財之所貿易真湯沐邑中大去大来大都會處也迩因星霜屡阕風景頓殊時人不能無燕麥鬼葵之感。 恭惟 世宗毅皇帝老皇皇太后以天下母爲佛中聖心福地目慈天發無量之心種將来之福當時達官及諸善信人咸願爲之助費閨錢腰帯怡然壹舍荆木昆瓦駢然四来廼於。 弘定拾五年柒月拾弍日旦伐蠲恊穀徠起鳩工離娄之明以督其绳公輸之巧以削其墨經之营之不浹旬而未雨之龍止齎之虹已橫跨於波上矣水由地中行人從橋上達原本府市玆施三寳致天下之人聚天下之貨商賈之居行共便貨財之貿易皆通举欣欣然誾誾然於帝日帝天之下咸熙熙焉皡皡焉於王途王路之中會其有極歸于有極普荷吾。 帝王萬萬年建極錫福之功大矣是則斯橋之作斯市之施其及人之功之德顧可量耶以此河沙慶善于祿百福于其身于其子孫穆穆皇皇绵绵延延祚胤处处基圖鞏固其億萬年無彊之休乎。 銘曰: 帝鄉福地,鳳凰橋名,規摸雄麗,制度恢宏,雲飛畫棟,雨捲惟亮,棟扶圖祚,磐奠瑤京,義取噬嗑,市会日中

By Quý Phong