PHẢI BẢO ĐẢM TÍNH NGUYÊN GỐC CỦA DI TÍCH TRONG VIỆC TU BỔ DI TÍCH.

PHẢI BẢO ĐẢM TÍNH NGUYÊN GỐC  CỦA DI TÍCH TRONG VIỆC TU BỔ DI TÍCH.

PHẢI BẢO ĐẢM TÍNH NGUYÊN GỐC
CỦA DI TÍCH TRONG VIỆC TU BỔ DI TÍCH.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh ở làng Duy Tinh xã Văn Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, đã được xếp hạng di tích Lịch Sử – Văn Hóa cấp quốc gia theo quyết định số 208 ngày 13 tháng 3 năm 1990 của Bộ Văn Hóa. Đây là ngôi chùa có trước thời nhà Lý, đến nay hơn ngàn năm tuổi.
              
Khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, ông cũng cho dời lỵ sở Trấn Thanh Hoa (Thanh Hóa) từ làng Dàng (Thiệu Hóa) về làng Duy Tinh. Năm 1116 vua Lý Nhân Tông tuần du về làng Duy Tinh, để thị sát tình hình Phương Nam. Sau khi vua hồi cung, để phúc đáp ơn vua và chúc quốc vận trường tồn; Thông phán Chu công đã cho xây dựng lại ngôi chùa và dựng bia: “Sùng Nghiêm Diên Thánh Tự Bi Minh”.
Trải qua năm tháng và những biến cố thăng trầm hơn một ngàn năm, không biết được hình dáng thực của ngôi chùa lúc ban đầu như thế nào. Đã có nhiều lần trùng tu tôn tạo, nhưng cũng không có hình ảnh lưu lại.
Điều chắc chắn các cụ cao niên biết rõ: Sau năm 1945 chùa còn Tam quan, vào trong là con đường dài, hai bên là ruộng nhà chùa canh tác; rồi đến nhà tiền đường năm gian, tiếp là ngôi chùa trong ba gian thờ Phật. Phía tả có Ao Sen, sân chùa có tấm bia còn rõ chữ Nho. Ngoài tấm bia và Ao Sen là chứng tích xưa, thềm chùa còn có các bậc đá lan giai và rồng đá, trong chùa dưới tượng phật là ba bệ đá, tất cả đều là điêu khắc đá từ thời nhà Lý.
       

       
I – QUÁ TRÌNH TU BỔ CỤM DI TÍCH
CHÙA SÙNG NGHIÊM DIÊN THÁNH

A- TU BỔ CHÙA SÙNG NGHIÊM DIÊN THÁNH
Giai đoạn 1: Từ 1997 đến 2007
              
Ni sư Thích Đàm Tâm cùng Hội người Cao tuổi và Ban quản lý làng Duy Tinh, chủ trương vận động toàn thể nhân dân trong làng và mọi miền trên đất nước; các cơ quan, doanh nghiệp… phát tâm công đức, hằng sản hằng tâm đóng góp tiền của và công sức để trùng tu lại chùa to đẹp khang trang, xứng với tầm vóc ngôi chùa hơn ngàn năm tuổi. Một trung tâm Phật giáo thời Lý ở Châu Ái.
Chùa đựơc tu bổ lớn từ năm 1997: Gác chuông, Trung đường, toà Tiền đường tôn tạo hoàn thành năm 2001 có kiến trúc đẹp gồm tám mái, với các cột xà, cửa…toàn bằng gỗ lim, nhà Tổ cũng được tu bổ năm 2005, cầu đá năm 2007…
Tên chùa được khắc trên cổng:崇嚴延聖寺(Sùng Nghiêm Diên Thánh Tự) Hai bên có 2 tượng hộ pháp. Cổng rộng để hội làng rước kiệu lên cầu đá bắc qua hồ sen. Kiệu rước khắp làng trở lại cầu đá qua cổng vào chùa.
Giai đoạn 2: Từ 2008 đến nay.
Năm 2007 Bộ Văn hoá Thông tin đồng ý cho UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt dự án tổng thể tôn tạo chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh. Tháng 12/2007 – UBND tỉnh Thanh Hoá quyết định đầu tư 11,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo chùa. Đây là di tích lịch sử văn hoá thời Nhà Lý còn lại ở Thanh Hóa.
Ban Quản lý di tích đã làm một số hạng mục bên trong. Bên ngoài chỉnh trang lại khuôn viên thoáng đãng phong quang. Xây tường bao quanh, mở cổng phụ. Hiện tại đang xây Phủ.
Đáng chú ý: Cổng chính có tên chùa và 2 tượng hộ pháp đã bị phá bỏ, cổng chính lùi vào trong và nhỏ hẹp lại 1,2m x 2m. Không có tên chùa (cả ở ngoài và bên trong chùa, hiện nay khách thập phương đến không biết chùa này tên là gì?). Tháp chuông phá bỏ tầng trên.
Mở cổng phụ cho ô tô con của nhà chùa đi về. Hàng năm Lễ Hội Chùa, kiệu thánh thần của làng phải khiêng qua cổng phụ này. Già làng có người nói: “Thần Thánh làng ta, bây giờ phải đi tắt qua cái nổ, thế nào làng ta cũng bị Thánh phạt”.
Ngày 1/8/2013 trong Lễ khánh thành phục chế bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, chúng tôi đã trực tiếp phản ánh ý kiến của dân làng về việc này, với đồng chí Hoằng Chủ Tịch Huyện Hậu Lộc và đồng chí Năm Chủ tịch Xã Văn Lộc. Đến nay đã hơn 2 năm, vẫn chưa có hồi âm cho dân làng Duy Tinh.
              
               
B – PHỤC CHẾ BIA.
Bia “Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh” dựng ngày 18 tháng 10 năm Mậu Tuất, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ chín (1118).
Bia cao 2,02 m, rộng 1,22 m trang trí đẹp, kiểu dây leo và rồng xoắn đời Lý. Bài Văn bia tựa đề là Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh do Thông thiền Hải chiếu đại sư, tứ tử thích PHÁP BẢO soạn lời. Bài Văn bia đã được in trong Tập 1 cuốn Thơ Văn Lý Trần (Trang 368) xuất bản lần đầu năm 1977 của Nhà Xuất Bản KHXH
                 

                 
Trải qua gần một ngàn năm, tấm bia đã bị phong sương làm mờ hết chữ, nhất là trong hai cuộc kháng chiến, bom đạn của Pháp và Mỹ đã làm sứt vỡ nhiều chỗ.
Nhà chùa cũng như dân làng và phật tử không an lòng khi nhìn tấm bia như vậy. Ni sư trụ trì Thích Đàm Tâm với tấm lòng Phật lượng, lại được sự hằng tâm hằng sản của dân làng và thiện nam tín nữ khắp nơi công đức tiền của, phục chế bia. Trong dó có tiền công đức của nguyên chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi và chủ tịch huyện Hậu Lộc Trần Quang Thiêm…
Được sự giúp đỡ tận tình của Ban Văn Học Lý – Trần thuộc Viện Văn Học Việt Nam, do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cùng cộng sự, đã thiết kế và tham gia chỉ đạo. Quả là gian nan con đường phục chế một tấm bia cổ. Tiền phục chế bia không sử dụng kinh phí do nhà nước cấp.
Ngày 1 – 8 – 2013 chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh tổ chức Lễ khánh thành phục chế bia.
                
C – TRÙNG TU TÔN TẠO AO SEN.
Nhân dân làng Duy Tinh ghi nhận và tri ân tấm lòng thiện tâm của ông bà Tịnh – Thuận, đã công đức toàn bộ tiền 400 triệu để trùng tu Ao Sen và đèn chiếu sáng đường vào chùa. Công trình khánh thành dịp 1/5/2014.
Ao Sen bây giờ khang trang đẹp đẽ, nhiều cụ trong làng đã hiến tặng một số chậu cây cảnh lâu năm với giá trị cao. Không gian thiết kế hợp lý, vừa bảo tồn nét đẹp cổ truyền của ao xưa, vẫn giữ nguyên hai vành ghép đá phía Nam, dành cho người gánh nước. Bờ trong ao: 23x 27m, tường bao: 27x31m. Lối đi bờ trong lát gạch đỏ, bồn hoa bao quanh; có ghế đá và cột điện chiếu sáng. Tạo nên một không gian Văn Hóa vừa cổ kính, vừa hiện đại của làng cổ Duy Tinh hơn ngàn năm tuổi.

II – NHỮNG VIỆC LÀM CHƯA ĐÚNG VỚI VIỆC TU BỔ DI TÍCH.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là di tích LỊCH SỬ – VĂN HÓA cấp quốc gia. Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm, vì là hồn cốt của dân tộc. Nhà chùa và nhân dân đã có công sức, tiền của lớn cho việc trùng tu. Các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp…nhất là các nhà hảo tâm đã góp một phần không nhỏ, tiêu biểu như: cựu chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi, cựu chủ tịch huyện Hậu Lộc Trần Quang Thiêm, doanh nhân Nguyễn Thị Thuận…
Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư kinh phí lớn 11,7 tỷ vào cuối năm 2007 để trùng tu di tích chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, một trung tâm Phật giáo thời nhà Lý còn lại của Thanh Hóa.
Ban quản lý di tích đã có nhiều cố gắng, triển khai thi công hoàn thành các hạng mục tương đối tốt và tạo được cảnh quan khang trang đẹp đẽ làm vừa lòng nhân dân.
Tuy vậy còn một số việc làm chưa đúng với tinh thần tu bổ di tích phải đảm bảo tính nguyên gốc của di tích:
A – VIỆC TU BỔ CHÙA:
Tu bổ giai đoạn 1 từ 1997 đến 2007: Nhân dân đồng tình ủng hộ, chùa có cổng chính, có tượng hộ pháp, có tên chùa rõ ràng; khách thập phương biết rõ tên ngôi chùa lịch sử lâu dài hơn ngàn năm tuổi. Chỉ tiếc là cầu đá quá cong và cao, chưa phù hợp phối cảnh kiến trúc tổng thể; làm cho cảnh quan chưa đẹp.
– Tu bổ giai đoạn II từ năm 2008 đến nay: Nhân dân thấy lạ và bất ngờ phá cổng chính, lùi vào trong và nhỏ hẹp lại. Cổng này đối diện với cầu đá là con đường chính đi vào chùa. Hàng năm Lễ Hội chùa, kiệu thánh thần đều đi qua cổng này. Bây giờ kiệu thánh thần của làng không đi được cổng chính, phải đi cổng phụ dành cho ô tô nhà chùa đi! (Đành rằng trong cơ chế mới, nhà tu hành không còn khổ hạnh như xưa, có tiền thì có quyền mua xe.)
– Tên chùa và hai tượng hộ pháp bị phá bỏ. Việc này trái với thông lệ kiến trúc chùa ở miền Bắc, nhất là một chùa có lịch sử ngàn năm như chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh.
– Việc mất bộ Tam Thế Phật năm 2009 ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, có niên đại từ thế kỷ 16, đã 9 năm qua rồi vẫn chưa có kết luận rõ ràng, trách nhiệm ai chịu? hướng xử lý?.
B – VIỆC PHỤC CHẾ BIA.
Đây là tâm nguyện của ni sư Thích Đàm Tâm, được sự khích lệ của GS Nguyễn Huệ Chi và Ban Văn Học Lý – Trần thuộc Viện Văn Học, đã trực tiếp thiết kế để phục hồi nguyên trạng như bia cũ. Lại được nhiều người công đức tiền của…
Quả là một quá trình gian nan hơn 20 năm mới hoàn thành. Mọi người rất phấn khởi.
Nhưng có một việc làm gây phản cảm cho người xem: Đó là tấm biển đá gắn ngay cột trước ghi: «BIA PHỤC CHẾ. Gia đình Ông Đỗ Lương Tịnh – Thê: Nguyễn Thị Thuận – Nam tử: Đỗ Lương Tuấn. Đ/C Thành phố Vũng Tàu. Tiến Cúng !»
                     
Qua tấm đá này có mấy điều cần làm rõ:
1 – Xem bia khắc mặt sau ta thấy: Việc cúng tiến phục chế bia là sự đóng góp của nhiều phật tử thập phương của ít lòng nhiều, bia chỉ khắc một số người tiêu biểu như: Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi cựu chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, gia đình ông Trần Quang Thiêm cựu chủ tịch huyện Hậu Lộc, gia đình ông Tịnh bà Thuận… cùng với nhiều người nữa… và cả một số cán bộ Viện Văn Học đã công đức …(Xem ảnh)
        
2 – Ông bà Tịnh Thuận chỉ là một trong số nhiều người công đức. Tấm đá ghi phía trước đã phủ nhận thiện tâm của nhiều người. Chúng tôi nghĩ chắc ông bà Tịnh Thuận không yêu cầu khắc như vậy. Như thế, đây là việc chỉ đạo làm của Ban quản lý di tích ? Chẳng lẽ Ban quản lý di tích không đọc nội dung mặt sau của bia ? Nội dung đoạn cuối mặt sau do GS Nguyễn Huệ Chi viết rất cụ thể tên từng người tiến cúng. Thế mới biết GS Nguyễn Huệ Chi cẩn trọng đến dường nào.
3 – Trường hợp chỉ một mình ông bà Tịnh Thuận công đức phục chế bia, nếu vậy, cũng không nên trương tấm biển đá ra phía trước như thế. Trông vừa phản cảm, vừa làm mất vẻ cổ kính của một di vật cổ. Nội dung ghi trên tấm đá (ảnh trên) lai tạp giữa âm Hán với âm Việt lởm khởm. Dân ta có câu : «Của cho không bằng cách cho !»
Một di tích Văn Hóa – Lịch Sử, lẽ nào lại để một tấm đá phản cảm như vậy ?
C – VIỆC TRÙNG TU AO SEN
Ông bà Đỗ Lương Tịnh – Nguyễn Thị Thuận, người con của quê hương – một doanh nhân ở Vũng Tàu, đã thiện tâm công đức 400 triệu đồng vào việc trùng tu tôn tạo Ao sen và làm đèn đường từ Phố Phủ vào Chùa.
Ngày 1/5/2014 xã Văn Lộc và làng Duy Tinh tổ chức Lễ cắt băng khánh thành công trình trùng tu tôn tạo Ao Sen.
Nhưng nội dung khắc trên tấm đá tại bờ Ao Sen, chưa đúng tinh thần bảo tồn di tích, nên có sự hiểu nhầm. Xin ông bà Tịnh Thuận thông cảm, chắc rằng đây không phải là ý của ông bà muốn ghi như vậy. (Hôm khánh thành công trình, ông bà Tịnh – Thuận vắng mặt)
             
– Ngay câu mở đầu tấm đá ghi: “CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN LÀNG…” đã không ổn. Nhân dân là tập hợp lớn, cán bộ chỉ là tập hợp nhỏ nằm trong tập hợp lớn. Bác Hồ dạy với tinh thần: Cán bộ là đầy tớ của nhân dân…Vậy chỉ cần ghi: “NHÂN DÂN LÀNG …” là đủ, thể hiện tôn trọng dân, cán bộ không thể đứng trên nhân dân.
– TRAO TẶNG – Từ điển Tiếng Việt: “ Đưa cho một vật (tiền, của, cúp, huân, huy chương…) tỏ lòng quý mến”. Ao Sen không phải của ông bà Tịnh – Thuận, làm sao lại đem trao tặng cho làng được (!) (xin ông bà Tịnh – Thuận thông cảm, ý ông bà không phải vậy)
– GIẾNG SEN: Lần đầu tiên dân làng Duy Tinh nghe tên mới này thay cho tên AO SEN đã có hàng ngàn năm. Tên Ao Sen ghi trên bia Sùng Nghiêm Diên Thánh Tự như sau: Chữ Hán “澡池闢其左出水之菡羞敷荣” Phiên âm: “Thao trì tịch kỳ tả, xuất thủy chi hàm tu phu vinh”. Dịch nghĩa: “Phía tả có ao mát, mặt nước hoa sen tốt tươi”.
Tên Ao Sen cũng được ghi trong bản đồ địa chính xã Văn Lộc. Trùng tu tôn tạo AO thành GIẾNG là không đúng tinh thần bảo tồn di tích lịch sử.
Nhân dân làng Duy Tinh yêu cầu Ban Quản lý di tích: Trả lại tên cho Ao Sen. Việc này đã có nhiều ý kiến trao đổi trên Faceebook “Chợ Phủ – Duy Tinh”, chúng tôi xin giới thiệu 4 câu thơ của bạn Trần Bá Cơ ở Diễn Châu – người con của quê hương Bác Hồ đã tham gia trao đổi:
“Tri ân tri nghĩa với làng
Chỉ là mong chút vẻ vang thôi mà
Chữ đề đâu lỗi người ta
Ấy là hiểu biết của nhà làm quan.”

IV – PHẢI TÔN TRỌNG TÍNH NGUYÊN GỐC
TRONG VIỆC TU BỔ DI TÍCH

Tu bổ di tích phải tôn trọng tính nguyên gốc của di tích hiện có bằng cứ, đây là nguyên tắc hàng đầu không thể làm theo ý muốn. Phải có tinh thần trân trọng với Lịch sử, vì đó là hồn cốt của dân tộc Việt. Qua việc tu bổ ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh xin có một số ý kiến:
1- Ban Quản lý di tích hơn ai hết phải là những người am tường về công tác bảo tồn di tích, ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn. Các thành viên còn lại cần được trang bị những hiểu biết tối thiểu. Có vậy mới tránh được sự tùy tiện theo sở thích cá nhân, nhất là khi cá nhân ấy lại nắm quyền quyết định; dễ làm cho di tích biến dạng.
Như các trường hợp:
– Ao Sen có bằng cứ ghi trên bia «Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh» và bản đồ địa chính rồi, nhưng không hiểu vì sao Ban Quản lý di tích lại ghi là Giếng Sen!
– Bia «Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh» mặt sau đã khắc tên nhiều người công đức, không hiểu sao Ban Quản lý di tích lại còn khắc một tấm đá nhỏ chỉ ghi là của ông bà Tịnh – Thuận tiến cúng?
2- Các giải pháp tu bổ cần được trao đổi rộng rãi, lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu ở các ngành. Các di tích ở địa phương nào cần lấy ý kiến của địa phương đó tham gia. Tục ngữ có câu: “Đất vua chùa làng”. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh trên đất làng Duy Tinh hơn ngàn năm, thế mà quá trình tu bổ, làng Duy Tinh không được tham gia, nhất là các cụ cao niên những người am tường về ngôi chùa. Cần mở hội nghị trình đề án tu bổ cho dân làng Duy Tinh biết. Ông Nguyễn Văn Phú Trưởng làng Duy Tinh cho biết quá trình tu bổ làng không được biết. Ông nói: “ Đây là việc của Ban Quản lý di tích với nhà chùa, làng chưa bao giờ được tham gia”
3- Trường hợp di tích không còn căn cứ: Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh hơn ngàn năm tuổi, không có hình ảnh để lại. Duy nhất có tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường chụp năm 1990 (Ảnh trên). Chúng ta căn cứ vào đặc thù chung của kiến trúc chùa ở miền Bắc như lần tu bổ giai đoạn một (1997 – 2007) là được. Chùa có cổng lớn để kiệu thánh thần khiêng qua, có hai tượng hộ pháp, có tên chùa, câu đối hai bên.
Việc đưa cổng chính lùi vào và nhỏ lại cho cân đối với cổng nhỏ bên phải là không có căn cứ của di tích chùa Sùng Nghiêm. Đây là kiến trúc mới hoàn toàn. Đến năm 1975 Tam quan chùa không còn, chỉ là con đường rộng vào chùa, hai bên là ruộng canh tác của nhà chùa.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là di tích Lịch Sử Văn Hóa ngàn năm tuổi. Các vị tiền nhân đã gửi gắm cho các thế hệ kế tiếp có trách nhiệm bảo tồn, trùng tu tôn tạo phải bảo đảm tính Lịch sử. Chúng ta phải làm sao thỏa nguyện lòng mong ước đó. Nếu không chúng ta có tội với lịch sử.
Nhà văn Rasul Gamzatovish Gamzatov đã viết: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

                                                                    Nguyễn Quý Phong

Xem thêm

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

* Nguyên văn chữ Hán : 重修鳳凰市橋碑 重修鳳凰橋施本府市牛市為三寶碑銘 常謂水上爲梁所以度行人之來往日中爲市所以通天下之貨財惟此鳳凰橋本府市介在永福淳祐之間土高爽塏地廣坦平行客之所往来貨財之所貿易真湯沐邑中大去大来大都會處也迩因星霜屡阕風景頓殊時人不能無燕麥鬼葵之感。 恭惟 世宗毅皇帝老皇皇太后以天下母爲佛中聖心福地目慈天發無量之心種將来之福當時達官及諸善信人咸願爲之助費閨錢腰帯怡然壹舍荆木昆瓦駢然四来廼於。 弘定拾五年柒月拾弍日旦伐蠲恊穀徠起鳩工離娄之明以督其绳公輸之巧以削其墨經之营之不浹旬而未雨之龍止齎之虹已橫跨於波上矣水由地中行人從橋上達原本府市玆施三寳致天下之人聚天下之貨商賈之居行共便貨財之貿易皆通举欣欣然誾誾然於帝日帝天之下咸熙熙焉皡皡焉於王途王路之中會其有極歸于有極普荷吾。 帝王萬萬年建極錫福之功大矣是則斯橋之作斯市之施其及人之功之德顧可量耶以此河沙慶善于祿百福于其身于其子孫穆穆皇皇绵绵延延祚胤处处基圖鞏固其億萬年無彊之休乎。 銘曰: 帝鄉福地,鳳凰橋名,規摸雄麗,制度恢宏,雲飛畫棟,雨捲惟亮,棟扶圖祚,磐奠瑤京,義取噬嗑,市会日中

By Quý Phong