CON CHÁU CẦN BIẾT THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Phần Thứ Năm

CON CHÁU CẦN BIẾT THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Phần Thứ Năm

Chương Thứ Ba
NHÀ THỜ HỌ

1- Vị trí và cách bài trí nhà thờ họ:
Các Họ ngày trước phần lớn xây cất nhà thờ riêng biệt, dành cho việc thờ cúng Tổ tiên dòng họ mình, do tộc trưởng quản lý.
Nhà thờ gọi là “Từ đường 祠堂”. Khác với đền chùa miếu mạo, thường xây ở những nơi vắng vẻ, xa khu dân cư để tăng vẻ uy nghiêm linh hiển. Nhà thờ các dòng họ, lại xây dựng trong làng xóm, gần gũi với con cháu. Quanh năm con cháu qua lại, thường xuyên hương khói, như thấy tổ tiên luôn bên cạnh bao bọc che chở.
Xét về mặt thờ cúng rộng hay hẹp, đại thể nhà thờ họ chia làm ba loại sau:
Đại tôn từ đường (大尊祠堂): Là nhà thờ để thờ vị thủy tổ của dòng họ. Ở các bản chi nếu có các vị đậu đạt cao, chức tước lớn; mặc dù về thế thứ đứng ở hàng thấp, nhưng cũng được rước vào đại tôn từ đường phối thờ cùng vị thủy tổ, vì các vị đó đã làm rạng danh cho dòng họ.
Bản chi từ đường (本支祠堂): Qua nhiều đời, dòng họ phát triển có nhiều tiểu chi, mỗi tiểu chi làm một nhà thờ riêng; thờ vị Trưởng chi và các vị thế thứ trong chi. Trong nhà thờ tiểu chi, thờ vị Trưởng chi ở chính giữa, còn các dòng thứ dẫu đời cao hơn thuộc các bậc chú, ông chú, cụ chú…cũng chỉ thờ ở hai bên gọi là “tả chiêu hữu mục左昭右穆” (theo thứ tự lễ nghi tông miếu thời cổ: một đời là hàng chiêu, hai đời là hàng mục, bên trái đời thứ nhất, bên phải đời thứ hai).
Bàn thờ Gia tiên (家先): Là bàn thờ của các nhà, thờ vị Cao tổ và những vị còn cúng giỗ, tức là đời thứ tư trở lại trong một gia đình.
Họ nào chưa xây riêng được, thì nhà thờ Họ ở ngay nhà Trưởng tộc.
Do sai lầm của một thời phần lớn các nhà thờ Họ bị phá bỏ. Hiện nay, việc xây nhà thờ Họ đang khôi phục trở lại, một biểu hiện đáng mừng, trong tâm thức hướng về nguồn cội.
Bài trí trong nhà thờ Họ cơ bản như các gia đình. Điều khác biệt là ở gian giữa thờ vị Thủy tổ của dòng họ, đặt ở vị trí cao nhất. Tiếp theo thờ các vị nhị, tam, tứ…thế tổ thấp dần. Nếu nhiều Chi có thể thờ các vị Trưởng Chi ở các gian bên. Có hộp đựng sắc phong (nếu có) cất giữ Gia phả và Tộc ước…
Trang trí có thể treo hoành phi câu đối, nội dung phù hợp với dòng họ mình. Một bên tường treo bức Cây Gia phả, Tộc ước…Một bên tường có thể treo ảnh các vị Trưởng các Chi…một số vị thành danh nổi tiếng làm rạng rỡ dòng họ…
Trước bàn thờ Tổ phải có khoảng không gian rộng, để con cháu kính cẩn đứng hướng về bàn thờ, nghe Tộc trưởng làm lễ cúng Tổ tiên và đọc Tộc ước (族约) mỗi khi cúng giỗ họ, hoặc cúng dịp Tết và Rằm tháng Giêng hàng năm.
Ngoài việc đọc Tộc ước, những dịp này kết hợp nêu truyền thống và gương tốt, nhắc nhở khắc phục những mặt yếu, đồng thời trao thưởng khuyến học trong họ.
Trang trí khuôn viên bên ngoài nhà thờ phụ thuộc vào thế đất. Nếu rộng rãi có thể làm nhà ngang, nhà bếp, giếng nước…thuận tiện cho việc tế lễ, con cháu hội tụ về đông đúc. Cần chọn lọc bồn hoa cây cảnh tạo một không gian trang nghiêm. Phía trước xây Cổng, hai bên có cột nanh khắc câu đối. Trên cổng nhất thiết phải có biển hiệu của dòng họ như: Nguyễn tộc từ đường (阮族祠堂), Mai tộc từ đường (梅族祠堂), Trần tộc từ đường (陳族祠堂)v.v…Bây giờ nên dùng tiếng Việt: Nhà thờ họ Nguyễn, Nhà thờ họ Mai, Nhà thờ họ Trần…

2- Giỗ Họ – Tế Họ.
Các Họ lớn qua nhiều đời gia phả còn lưu lại nên biết rõ nguồn gốc Thủy tổ. Hằng năm đều tổ chức giỗ Tổ, gọi là Tế Họ vào ngày mất của cụ Thủy Tổ.
Dòng họ Nguyễn Thủy tổ là ông Nguyễn Bặc (阮匐 924 – 979) là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ thứ 10 trong lịch sử Việt Nam. Theo các gia phả Họ Nguyễn và tài liệu “Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam”, ông được coi là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam.
Nguyễn Bặc là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là Động Hoa Lư, Xã Gia Hưng, huyện gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Hiện nay Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc – Ban Quản Lý Quần Thể Di Tích Nhà Thờ và Mộ Đức Thái Tể Triều Đinh – Đinh quốc công Nguyễn Bặc cùng với toàn thể bà con dòng tộc chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức lễ giỗ Ngài 14 – 15/10 âm lịch hàng năm, và ngài được suy tôn là (Đức Thái Thủy Tổ) của Dòng Tộc Nguyễn Đại Tông.
Dòng họ Vũ – Võ (武) ở Việt Nam có nguồn gốc tại làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, không có chứng cứ khẳng định rằng tất cả các gia tộc họ Vũ – Võ tại Việt Nam đều có cùng gốc từ đây.
Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Ông tổ họ Vũ là ông Vũ Hồn (804-853) là con trai một quan phủ nhà Đường (618-907) tên là Vũ Huy, người tỉnh Phúc Kiến. Sau khi từ quan Vũ Huy đã đi du ngoạn phương Nam, dừng chân tại đến đất Giao Châu, thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Ông lấy bà Nguyễn Thị Đức tại làng Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu (Hải Dương). Ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà Đức sinh con trai, đặt tên là Vũ Hồn (804-853). Vũ Hồn được coi là Thủy tổ họ Vũ (Võ) ở Việt Nam. Vũ Hồn mất ngày mùng 3 tháng chạp âm lịch.
Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hàng năm con cháu họ Vũ (Võ) cả nước và ở nước ngoài, đều về giỗ tổ Vũ Hồn tại Mộ Trạch Hải Dương.
Từ Quảng Bình trở vào, do kiêng húy, nên “Vũ” được đổi thành “Võ”.
Ngày mất của Thủy Tổ, cụ Tổ là ngày giỗ họ. Một số họ không rõ ngày mất của cụ Tổ, nhưng hàng năm đều tổ chức giỗ họ vào một ngày do dòng họ thống nhất, thường trong tháng Giêng hoặc trong tiết Thanh minh.
Có Họ tổ chức tế họ năm một, nhưng cũng có họ sau 2 hoặc 5 năm mới tổ chức tế lớn, còn lại cúng giỗ hàng năm. Việc này do toàn họ thống nhất ra quy ước.
Ngày giỗ họ tổ chức lễ Tế cụ Tổ, để con cháu biết rõ cội nguồn nhớ công ơn tổ tiên.
– Cách thức tổ chức Lễ tế:
a-) Trang trí:
Thông thường trong nhà thờ họ không đủ rộng để hành lễ. Dựng một rạp lớn trước sân nhà thờ, đủ chỗ bầy hương án trên cùng. Hương án là bàn thờ tổ, có thần chủ, bát hương, những đồ tế khí và lễ vật cúng tổ.
Tiếp theo trải chiếu nối dài. Chiếu thứ nhất sát hương án là chiếu Thần vị (Tổ của họ). Chiếu thứ hai là nơi Thụ tổ ẩm phúc (Nhận phúc lộc của Tổ ban sau khi tế). Chiếu thứ ba là chiếu của chủ tế. Chiếu thứ tư là chiếu của bồi tế. Trường hợp sân hẹp chỉ cần hai chiếu. Chiếu chủ tế sát hương án, rồi đến chiếu của bồi tế.
Hai vị Đông xướng và Tây xướng đều có bàn con, che lọng xanh. Một bên trống, một bên chiêng (có thể có dàn nhạc sáo, nhị, đàn…). Sỡ dĩ gọi Đông xướng, Tây xướng vì ngày trước các đền thờ lớn và nhà thờ họ đều quay hướng Nam (hướng thiên tử). Hai vị này đối diện nhau.
b-) Thành phần Ban hành Lễ
Chủ tế (còn gọi là Tế chủ, hay Chánh tế): Chủ tế chủ trì nghi lễ là Trưởng tộc, người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất Họ, hoặc một nhân sĩ có uy tín của Họ.
Bồi tế: Hai (hoặc bốn) Như cấp phó chủ tế, bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế lễ sao làm vậy.
Đông xướng và Tây xướng: Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện hai bên, mỗi bên đều có hương án che lọng xanh, để xướng (đọc) nghi thức hành lễ. Là người điều khiển chương trình buổi lễ. (Chọn người có giọng tốt)
Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào theo những việc do Đông xướng Tây xướng đọc. Nhiều trường hợp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông Xướng và Tây xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm luôn thể…
Chấp sự: Mỗi bên hai người làm nhiệm vụ dâng hương, dâng rượu, đốt văn tế…
Đồng văn: Hai người lo việc đánh chiêng trống (một bên chiêng, một bên trống).
Đội bát âm: Phải có một bên trống và một bên chiêng. Còn các nhạc khí khác như sáo, nhị đàn, nếu có càng thêm long trọng.
c) Trang phục:
* Đội tế Nam:
– Chủ tế: Áo thụng đỏ, mũ đỏ, đi hia.
– Các thành viên: Áo thụng xanh, mũ xanh, đi hia.
* Đội tế nữ (Nữ quan)
– Chủ tế: Áo đỏ, Khăn đóng đỏ, đi hài.
– Các thành viên: Áo vàng, khăn đóng vàng, đi hài.
– Một số nơi có thêm 4, 6, hoặc 8 nữ ở phía sau thực hành múa quạt, múa chén thêm phần sinh động và đẹp khi hành Lễ.
d) Bảng Chúc Văn. Thường dùng một bảng gỗ kích thước 45cm x 30 cm có chân đứng, cắt chéo hai góc trên. Sơn nâu hoặc đỏ, phủ tấm lụa màu đỏ. Dán bài chúc Văn khổ giấy A3 (29,7cm x 42cm)
e) Nghi thức tế trải qua bốn giai đoạn :
1- Nghênh thần: chủ tế lễ 4 lễ
2- Hiến lễ:
– Dâng lễ 3 lần, mỗi lần chủ tế và bồi tế đều quỳ để hiến lễ,
– Đọc văn tế (đọc chúc).
3- Ẩm phúc và thụ tộ: Chủ tế nhận lộc cụ Tổ ban.
4- Lễ tạ: Chủ tế lễ 4 lễ.
Cách thức tiến hành Lễ Tế Họ theo trình tự sau:
Tiến trình buổi Tế tương tự như lớp lang của một kịch bản, ban Tế phải nắm chắc và thuộc; phải tập dượt nhiều lần, để giữ sự long trọng của buổi tế. Chi tiết diễn tiến có thể thay đổi tùy miền, tùy loại Tế.
Còn nữa…
                                                                       Nguyễn Quý Phong

Xem thêm

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

Nội dung mặt trước bia Trùng tu Phượng Hoàng thị kiều bi

* Nguyên văn chữ Hán : 重修鳳凰市橋碑 重修鳳凰橋施本府市牛市為三寶碑銘 常謂水上爲梁所以度行人之來往日中爲市所以通天下之貨財惟此鳳凰橋本府市介在永福淳祐之間土高爽塏地廣坦平行客之所往来貨財之所貿易真湯沐邑中大去大来大都會處也迩因星霜屡阕風景頓殊時人不能無燕麥鬼葵之感。 恭惟 世宗毅皇帝老皇皇太后以天下母爲佛中聖心福地目慈天發無量之心種將来之福當時達官及諸善信人咸願爲之助費閨錢腰帯怡然壹舍荆木昆瓦駢然四来廼於。 弘定拾五年柒月拾弍日旦伐蠲恊穀徠起鳩工離娄之明以督其绳公輸之巧以削其墨經之营之不浹旬而未雨之龍止齎之虹已橫跨於波上矣水由地中行人從橋上達原本府市玆施三寳致天下之人聚天下之貨商賈之居行共便貨財之貿易皆通举欣欣然誾誾然於帝日帝天之下咸熙熙焉皡皡焉於王途王路之中會其有極歸于有極普荷吾。 帝王萬萬年建極錫福之功大矣是則斯橋之作斯市之施其及人之功之德顧可量耶以此河沙慶善于祿百福于其身于其子孫穆穆皇皇绵绵延延祚胤处处基圖鞏固其億萬年無彊之休乎。 銘曰: 帝鄉福地,鳳凰橋名,規摸雄麗,制度恢宏,雲飛畫棟,雨捲惟亮,棟扶圖祚,磐奠瑤京,義取噬嗑,市会日中

By Quý Phong