GS.TSKH, NGND NGUYỄN THIỆN PHÚC: Thành công được tạo nên từ niềm đam mê và sự sáng tạo
GS.TSKH, NGND Nguyễn Thiện Phúc
Ông là vị Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội trong những năm đầu thành lập và là một trong những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về kỹ thuật máy và thiết bị. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc đã có nhiều phát minh, sáng tạo cùng những nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao và hữu ích cho nền khoa học nước nhà và cộng đồng xã hội. GS.TSKH, NGND Nguyễn Thiện Phúc, nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội, Chủ tịch Hội Cơ học máy Việt Nam; Chủ tịch Hội KHCN Robot Việt Nam; Trưởng ban Cơ khí – Tự động hóa, Hội đồng Giải thưởng sáng tạo Khoa học Việt Nam (VIFOTEC).
Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Duy Tinh, Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa – mảnh đất có nhiều di tích lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc, khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (di tích quốc gia)…, có thể nói ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường ở quê, Nguyễn Thiện Phúc đã được sưởi ấm bằng ngọn lửa ấm nóng của truyền thống văn hóa và lịch sử ấy và cả vị mặn mòi của một miền quê biển, như tiếp thêm và hun đúc cho ông sự cần mẫn và một trí tuệ mẫn tiệp…
Về sau, ông là một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của khoa Cơ khí, trường ĐHBK Hà Nội năm 1959. Với thành tích học tập xuất sắc, sau khi tốt nghiệp ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường. Năm 1968 ông được trường cử đi học tập và nghiên cứu sinh tại Liên Xô. Vượt qua nhiều khó khăn trở ngại nơi đất khách quê người, bằng trí tuệ cùng sự cần mẫn, ham học hỏi, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 1972 và Tiến sỹ khoa học năm 1978 tại Trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Saint Peterburg về chuyên ngành Máy và dây chuyền tự động. Đó là những thành công bước đầu có ý nghĩa bước ngoặt trong sự nghiệp khoa học của GS Nguyễn Thiện Phúc.
Từ đây, cuộc đời ông đã gắn liền với sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Ông hiểu sâu sắc rằng, khoa học công nghệ chính là chìa khóa để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Cả một đời đam mê khoa học và không ngừng lao động sáng tạo, ông đã cho ra đời các công trình khoa học điển hình như: Công nghệ chế tạo Robot RP kiểu mới có nhiều ưu điểm nổi trội và từ đó hình thành các mẫu Robocar RP thông minh; tạo ra Máy đo tọa độ dạng mới, có rất nhiều ưu điểm, như một kiểu robot hoạt động theo tọa độ trụ, giá thành thấp mà vẫn đạt được độ chính xác cao. Ông cũng là người xây dựng mới “Lý thuyết ăn khớp bánh răng không gian tiếp xúc elip với màng dầu thủy động” và từ đó đề xuất các phương pháp mới trong tạo hình bánh răng; tạo ra hệ thống “các truyền động ăn khớp ma sát lăn”. Cùng với đó là các Chương trình 24.03 về chế tạo phục hồi các chi tiết máy cho ô tô, máy kéo và máy xây dựng (năm 1981) trên cương vị Phó Chủ nhiệm đề tài. Rồi Chủ nhiệm Chương trình 52B về Tự động hóa sản xuất giai đoạn 1990 – 1995… Ngoài ra, ông còn trực tiếp chủ trì 7 đề tài cấp Nhà nước và 04 đề tài cấp Bộ. Các đề tài này đều đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc và được ứng dụng hiệu quả ở một số cơ sở sản xuất…GS Nguyễn Thiện Phúc đã thực hiện hàng trăm báo cáo khoa học và bài báo đã được đăng tải bàn về các về nội dung quản lý giáo dục và khoa học.
Không chỉ hết lòng vì sự nghiệp khoa học, ông còn là một người thầy, một nhà sư phạm dày dạn kinh nghiệm. Với 50 năm làm công tác đào tạo tại trường ĐHBK Hà Nội (1959 – 2009), ông đã trực tiếp giảng dạy gần 40 khóa sinh viên, hướng dẫn hàng trăm sinh viên tốt nghiệp, hàng chục Thạc sỹ và Tiến sỹ. Những năm gần đây, ông còn tham gia giảng dạy một số lớp “kỹ sư tài năng” và bồi dưỡng giáo viên trẻ. Trong quá trình công tác, GS. TSKH. NGND Nguyễn Thiện Phúc đã biên soạn và in ấn 19 cuốn sách khoa học công nghệ, trong đó có 10 sách giáo trình. Trong đó nổi bật là cuốn giáo trình “Robot công nghiệp”, vẫn đang là tài liệu giảng dạy được dùng ở nhiều trường trong cả nước.
Ông là vị Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội trong những năm đầu thành lập và là một trong những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về kỹ thuật máy và thiết bị. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc đã có nhiều phát minh, sáng tạo cùng những nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao và hữu ích cho nền khoa học nước nhà và cộng đồng xã hội. GS.TSKH, NGND Nguyễn Thiện Phúc, nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội, Chủ tịch Hội Cơ học máy Việt Nam; Chủ tịch Hội KHCN Robot Việt Nam; Trưởng ban Cơ khí – Tự động hóa, Hội đồng Giải thưởng sáng tạo Khoa học Việt Nam (VIFOTEC).
Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Duy Tinh, Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa – mảnh đất có nhiều di tích lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc, khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (di tích quốc gia)…, có thể nói ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường ở quê, Nguyễn Thiện Phúc đã được sưởi ấm bằng ngọn lửa ấm nóng của truyền thống văn hóa và lịch sử ấy và cả vị mặn mòi của một miền quê biển, như tiếp thêm và hun đúc cho ông sự cần mẫn và một trí tuệ mẫn tiệp…
Về sau, ông là một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của khoa Cơ khí, trường ĐHBK Hà Nội năm 1959. Với thành tích học tập xuất sắc, sau khi tốt nghiệp ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường. Năm 1968 ông được trường cử đi học tập và nghiên cứu sinh tại Liên Xô. Vượt qua nhiều khó khăn trở ngại nơi đất khách quê người, bằng trí tuệ cùng sự cần mẫn, ham học hỏi, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 1972 và Tiến sỹ khoa học năm 1978 tại Trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Saint Peterburg về chuyên ngành Máy và dây chuyền tự động. Đó là những thành công bước đầu có ý nghĩa bước ngoặt trong sự nghiệp khoa học của GS Nguyễn Thiện Phúc.
Từ đây, cuộc đời ông đã gắn liền với sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Ông hiểu sâu sắc rằng, khoa học công nghệ chính là chìa khóa để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Cả một đời đam mê khoa học và không ngừng lao động sáng tạo, ông đã cho ra đời các công trình khoa học điển hình như: Công nghệ chế tạo Robot RP kiểu mới có nhiều ưu điểm nổi trội và từ đó hình thành các mẫu Robocar RP thông minh; tạo ra Máy đo tọa độ dạng mới, có rất nhiều ưu điểm, như một kiểu robot hoạt động theo tọa độ trụ, giá thành thấp mà vẫn đạt được độ chính xác cao. Ông cũng là người xây dựng mới “Lý thuyết ăn khớp bánh răng không gian tiếp xúc elip với màng dầu thủy động” và từ đó đề xuất các phương pháp mới trong tạo hình bánh răng; tạo ra hệ thống “các truyền động ăn khớp ma sát lăn”. Cùng với đó là các Chương trình 24.03 về chế tạo phục hồi các chi tiết máy cho ô tô, máy kéo và máy xây dựng (năm 1981) trên cương vị Phó Chủ nhiệm đề tài. Rồi Chủ nhiệm Chương trình 52B về Tự động hóa sản xuất giai đoạn 1990 – 1995… Ngoài ra, ông còn trực tiếp chủ trì 7 đề tài cấp Nhà nước và 04 đề tài cấp Bộ. Các đề tài này đều đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc và được ứng dụng hiệu quả ở một số cơ sở sản xuất…GS Nguyễn Thiện Phúc đã thực hiện hàng trăm báo cáo khoa học và bài báo đã được đăng tải bàn về các về nội dung quản lý giáo dục và khoa học.
Không chỉ hết lòng vì sự nghiệp khoa học, ông còn là một người thầy, một nhà sư phạm dày dạn kinh nghiệm. Với 50 năm làm công tác đào tạo tại trường ĐHBK Hà Nội (1959 – 2009), ông đã trực tiếp giảng dạy gần 40 khóa sinh viên, hướng dẫn hàng trăm sinh viên tốt nghiệp, hàng chục Thạc sỹ và Tiến sỹ. Những năm gần đây, ông còn tham gia giảng dạy một số lớp “kỹ sư tài năng” và bồi dưỡng giáo viên trẻ. Trong quá trình công tác, GS. TSKH. NGND Nguyễn Thiện Phúc đã biên soạn và in ấn 19 cuốn sách khoa học công nghệ, trong đó có 10 sách giáo trình. Trong đó nổi bật là cuốn giáo trình “Robot công nghiệp”, vẫn đang là tài liệu giảng dạy được dùng ở nhiều trường trong cả nước.
Là người giữ cương vị Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Hà Nội, GS. TSKH. NGND Nguyễn Thiện Phúc đã cùng với tập thể lãnh đạo Liên hiệp hội đặt nền móng cho các hoạt động của LHH, xây dựng LHH theo tôn chỉ mục đích, thực hiện các nhiệm vụ được giao…; cùng với tập thể Ban Thường vụ khóa I vạch ra những định hướng đúng đắn tạo nền móng cho sự phát triển của Liên hiệp Hội. Những cống hiến của ông cho sự phát triển của LHH đã được các thế hệ sau ghi nhận, đánh giá cao.
Với những đóng góp phong phú của mình trong lĩnh vực khoa học, ông đã được nhận nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2002); Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1988); Huân chương kháng chiến hạng 3 (năm 1985); Bằng khen của Bộ Khoa học Công nghệ (1990); Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 1981); Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội (năm 1998); Bằng khen của Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (năm 1999, năm 2003); Bằng sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (năm 1985); Huy chương vì thế hệ trẻ của TƯ Đoàn (năm 1991); Huy chương Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô (năm 1989); Huy chương vì sự nghiệp giáo dục (1995); Huy chương vì sự nghiệp KHCN (năm 2001); Huy chương sáng tạo khoa học (năm 2004); Huy hiệu 1000 năm Thăng Long…
Có thể nói, với nền học vấn sâu rộng và sự trải nghiệm từ thực tế trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và đam mê khoa học, GS-TSKH Nguyễn Thiện Phúc đã và đang đem lại những sáng kiến, công trình khoa học có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, đóng góp vào thành quả chung của giới trí thức Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thủ đô Anh hùng và của đất nước.
Anh Tuấn
http://cpd.vn/news/detail/tabid/77/newsid/1255/seo/GS-TSKH-NGND-Nguyen-Thien-Phuc-Thanh-cong-duoc-tao-nen-tu-niem-dam-me-va-su-sang-tao/Default.aspx
Các đề tài nghiên cứu của Giáo sư
Tiến Sĩ Khoa Học – Nhà Giáo Nhân Dân
Nguyễn Thiện Phúc
1. Nghiên cứu ứng dụng tay máy – người máy công nghiệp. Đề tài cấp Nhà nước, mã số 52B.03.01, 1992. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
2. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo robot phục vụ công nghệ phun phủ bề mặt. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KHCN.04.10.02, 1993. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
3. Nghiên cứu ứng dụng robot trong kỹ thuật bảo hộ lao động. Đề tài cấp Nhà nước, mã số 58.A.03, 1995. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
4. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tự động hóa trong sản xuất kiểm tra đóng gói bốc xếp các sản phẩm công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-02-04, 1995. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
5. Thiết lập chấp hành cơ khí điều khiển linh hoạt. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KHCN 04-06-04, 1999. Nguyễn Thiện Phúc (Đồng tác giả).
6. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các robot thông minh phục vụ cho các ứng dụng quan. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.03.08, 2006. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
7. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhóm sản phẩm Robot RP. Đề tài cấp Bộ, mã số KC.03.08, 2006. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
8. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhóm sản phẩm Robot SCA. Đề tài cấp Bộ, mã số KC.03.08, 2006. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
9. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhóm sản phẩm Robot RE. Đề tài cấp Bộ, mã số KC.03.08, 2006. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
10. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhóm sản phẩm Đồ gá CNC. Đề tài cấp Bộ, mã số KC.03.08, 2006. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
11. Nghiên cứu tổng hợp tình hình ứng dụng robot, phương hướng và giải pháp phát triển. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
12. Ứng dụng khoa học công nghệ robot trong ngành sản xuất công nghiệp chế tạo thiết bị. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
13. Khảo sát các ngành công nghiệp liên quan đến sự phát triển robot ở Việt Nam. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
14. Nghiên cứu tổng quan phân tích tình hình ứng dụng và phát triển robot phục vụ an ninh quốc phòng trên thế giới. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
15. Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát các số liệu về tình hình ứng dụng và nhu cầu phát triển robot ở Việt Nam. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
16. Dự báo tình hình phát triển robot ở trong nước. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
17. Tổng hợp tình hình nghiên cứu ứng dụng robot ở trong nước. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
18. Báo cáo kết quả khảo sát nghiên cứu khảo sát các số liệu về tình hình ứng dụng và nhu cầu phát triển robot ở khu vực phía Bắc, phía Nam và khu vực miền Trung. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
19. Nghiên cứu tham khảo các mẫu sản phẩm robot di động thông minh phục vụ công tác an ninh, cứu hộ và quân sự. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
20. Khoa học công nghệ robot của Hàn Quốc. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
21. Khoa học công nghệ robot của Trung Quốc. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
22. Khoa học công nghệ robot của Nhật Bản. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).
23. Khoa học công nghệ robot của ISRAEL. Đề tài cấp Cơ sở, 2009. Nguyễn Thiện Phúc (Chủ nhiệm).